Chat hỗ trợ
Chat ngay

MẠ PVD – INOX – SƠN TĨNH ĐIỆN

MẠ PVD – INOX – SƠN TĨNH ĐIỆN

1. Công nghệ xi mạ PVD là gì?

Công nghệ PVD (Physical Vapor Depotion: Công nghệ lắng đọng hơi vật lý) là các phương pháp xi mạ lắng đọng vật liệu trong môi trường chân không và được sử dụng để tạo các lớp phủ.

PVD là một quá trình lắng đọng trong đó vật liệu chuyển từ thể rắn sang thể hơi và sau đó kết hợp khí trơ và trở lại thể rắn dưới dạng một lớp màng mỏng ngưng tụ trên bề mặt vật liệu. Công nghệ PVD được sử dụng trong sản xuất các mặt hàng đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao phục vụ cho các ngành cơ học, quang học, hóa học, cơ khí hoặc điện tử …

2. Ứng dụng của xi mạ PVD

Xi mạ PVD hiện nay được ứng dụng rất rộng rãi trong các lĩnh vực có liên quan đến kim loại với ưu điểm giúp kim loại được mạ PVD gia tăng tuổi thọ và tăng tính thẩm mỹ.

  • Ứng dụng trong cơ khí chế tạo:  các chi tiết máy hoặc công cụ lao động giúp máy móc hoặc công cụ có độ bền cao hơn, thẩm mỹ cao hơn.
  • Ứng dụng trong nội thất:  cho các đồ nội thất cao cấp như bàn ghế, tủ, kệ, vách ngăn cnc, biển bảng quảng cáo…
  • Ứng dụng trong cơ khí xây dựng:  cho các thành phần kim loại trong việc xây nhà như: lan can, cánh cửa hay phụ kiện cửa, các khung kim loại được bố trí trong quá trình hoàn thiện công trình xây dựng.

3. Ưu điểm của xi mạ PVD

  • Không độc hại với con người và môi trường
  • Tạo ra lớp xi mạ đồng nhất
  • Mang lại hiệu quả tối ưu cho vật liệu Inox

4. Nhược điểm của xi mạ PVD

  • Yêu cầu quy trình rửa sạch bề mặt sản phẩm xi mạ rất khắt khe.
  • Lớp phủ khó vào sâu bên trong một số mẫu có hình dáng phức tạp. Tuy nhiên có những phương pháp cho phép phủ đầy đủ các hình học phức tạp.
  • Một số công nghệ xi mạ PVD thường hoạt động ở nhiệt độ và chân không rất cao, đòi hỏi sự chú ý đặc biệt của nhân viên điều hành và cần một hệ thống làm mát để giải nhiệt lớn.